Thói quen của chúng ta là thường tận dụng những chai nhựa đựng nước đã dùng hết để tái sử dụng. Tuy nhiên, việc tái sử dụng những chai này lại khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ với sức khỏe mà ít người biết tới

1. Đối với nguy cơ mất vệ sinh.

Để đóng nước vào chai đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng, nhà sản xuất thường phải tiệt trùng chai đựng. Khi tái sử dụng để đựng nước hay chất khác chúng ta thường bỏ qua giai đoạn này. Treadmillreviews đã kiểm nghiệm các chai nước được một vận động viên sử dụng trong một tuần, và kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn cao nhất có trong một chai nước là trên 900.000 đơn vị khuẩn lạc trên mỗi cm vuông - nghĩa là còn nhiều hơn trên bệ ngồi toilet. Và tệ hơn nữa, các nhà nghiên cứu thấy rằng 60% vi trùng được tìm thấy có khả năng làm bạn bị bệnh.

2. Đối mặt với những chất độc hại giải phóng từ chai nhựa.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta phân loại các sản phẩm nhựa gia dụng bằng ký hiệu dưới đáy sản phẩm. Những sản phẩm gia dụng làm bằng nhựa như chai nước, hộp lọ mà bạn mua không phải cái nào cũng giống nhau, và sự khác biệt quan trọng chính là mức độ độc hại của loại nhựa mà cấu tạo nên chúng. Mỗi loại nhựa đều được biểu thị bằng chữ cái hoặc con số, thường nằm giữa hình tam giác với các mũi tên.

Với những chai (bình) đựng nước có dung tích dưới 10 lít loại nhựa thường sử dụng phổ biến là PET (viết tắt của polyethylene terephthalate) ký hiệu là số 1. Đây không phải là loại nhựa tốt nhất để tái sử dụng, chỉ nên tái sử dụng dưới 10 lần, nếu dùng đi dùng lại quá nhiều có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hoóc-môn như đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung và ung thư vú.

Các bình đựng nước dung tích 15, 20 lít hiện tại đang sử dụng nhựa số PC hoặc nhựa Tritan

Nhựa PC thường được đưa vào sản xuất các loại bình đựng nước hay bình sữa em bé. Đã có nhiều ý kiến tranh cãi chất liệu nhựa này không an toàn với người tiêu dùng vì chứa BPA. 

Tuy nhiên, "Vào năm 2014, FDA đã công bố bản báo cáo mới nhất, xác nhận giới hạn tiếp xúc ban đầu vào năm 1980 là 50 µg/kg (khoảng 23 µg/lb) hàng ngày và kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức hiện tại được cho phép".

Còn nhựa Tritan thì an toàn, không chứa BPA nên thường được dùng để chế tạo những bình nước thể thao.

(Sưu tầm)